Chuẩn bị chiến đấu Trận_Mollwitz

Bản đồ trận Mollwitz (10 tháng 4 năm 1741).

Đến ngày 10 tháng 4, trời quang trở lại và Friedrich tiếp tục hành quân. Đầu buổi trưa, các tá điền và hàng binh báo với ông ta rằng quân Áo đang đóng trại giữa các làng Mollwitz, Grüningen và Hürtnen gần Brieg. Mặc dù quân Áo hoàn toàn không phòng bị, Friedrich đã không chớp thời cơ để đột kích doanh trại địch trong hành tiến; thay vì đó, ông ta quyết định tấn công theo kiểu chính quy. Quân Phổ di chuyển đến cách Mollwitz 3 km, sau đó rẽ sang hướng nam rồi dàn thành hàng ngang giữa 2 làng Pamplitz (bên trái) và Hermsdorf (bên phải).[8][9] Binh lực của Friedrich bao gồm 21.600 quân, với nòng cốt là 16.800 lính bộ binh được huấn luyện chu đáo. Tuy nhiên, toàn bộ quân Phổ đều không có kinh nghiệm thực chiến, và việc chuyển đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu mất đến 90 phút mới hoàn thành.[8][9] Không những thế, Friedrich đã nhồi nhết lực lượng trên một chính diện chỉ rộng chưa đầy 2 km, làm nhiều tiểu đoàn bộ binh không còn chỗ đứng trong đội hình trung đoàn của mình. Các tiểu đoàn này phải chen chúc vào các kẽ hở trong hàng ngũ kỵ binh cánh phải.[8][10]

Những khó khăn của quân Phổ đã vô hình chung tạo thời gian cho quân Áo tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Sau khi nhận tin về việc quân Phổ triển khai trận tuyến, Neipperg hạ lệnh lập đội hình chiến đấu song song với địch. Lực lượng của Neipperg bao gồm 19 nghìn quân (11 nghìn bộ binh và 8 nghìn kỵ binh), với chủ lực là 12 tiểu đoàn bộ binh và 11 trung đoàn kỵ binh từng tham gia chiến tranh Áo-Ottoman năm 1735-1739. Kỵ binh Áo là đội quân kỵ mã thiện chiến nhất châu Âu thời bất giờ, nhưng bộ binh Áo bị lép vế so với bộ binh Phổ về cả chất lượng lẫn quân số.[11][8][12][13] Tương tự như quân Phổ, các tướng Áo cho bộ binh dàn trận theo hàng ngang và đặt kỵ binh yểm hộ hai bên sườn.[10]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Mollwitz https://books.google.de/books?id=4RcVCgAAQBAJ https://books.google.de/books?id=6kHDAgAAQBAJ https://books.google.de/books?id=E2ETAQAAMAAJ https://books.google.de/books?id=Ei_CCAAAQBAJ https://books.google.de/books?id=VOioCgAAQBAJ https://books.google.de/books?id=WvpiFTmWnaQC https://books.google.de/books?id=b8o7BAAAQBAJ https://books.google.de/books?id=iS4vE33il3gC&dq=F... https://books.google.de/books?id=mY-CaPwcxBEC&dq=F... https://books.google.de/books?id=zZiRAgAAQBAJ